Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Giới thiệu nghệ thuật Thư Pháp chữ việt P.I

Trong khuôn khổ chương trình " Thư Pháp - Hành trình đến với cảm xúc" chúng tôi trân trọng chia sẻ cùng chư huynh đệ muội các phương thức luyện tập cũng như phương pháp trút bỏ và biểu đạt cảm xúc thông qua con chữ.
Với chúng tôi, Thư Pháp là biểu đạt cảm xúc thông qua đường nét con chữ. mượn nững nét cọ lúc ngập tràn khí giận lúc nhấp nhô niềm vui để trút bỏ nổi niềm. Và nếu biểu đạt thành công, khi ngắm tác phẩm, bạn như trãi nghiệm 1 lần nữa cảm xúc ấy. và từ nay nó sẽ chỉ là 1 chút bâng khuâng khi gặp lại.
Khẩu quyết của Thư Pháp chỉ là LẮNG NGHE & NGẮM NHÌN

1- LẮNG NGHE
- Cảm giác bút chạy trên giấy nặng nhẹ, mạnh yếu, cao thấp
- Cảm giác nhanh chậm khi kéo bút
- liều lượng mực trong bút và độ loang của giấy

2- Ngắm nhìn hình ảnh của các đường nét tạo nên bởi những cảm giác trên đây để hình nét chử và thần của ngọn bút tiến nhập tiềm thức.

Vì thế các nhà thư pháp dù thâm niên bao lâu vẫn luyện tập hàng ngày 4 điều sau:

1. Độ nặng nhẹ của bút (đè xuống hay nhấc lên) cho nét to hay nhỏ
2. Tốc độ bút: cho nét sướt mạnh mẽ hay tinh tế
3. lượng mực trong cọ nhiều hay ít
hình dáng ngòi sau mỗi lần chuyển bút để xoay bút tạo hình của nét hợp lý
Khi hành bút, bụng cánh tay úp xuống, bút vuông góc mặt giấy, hạn chế cử động cổ tay để luyện lực.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP CHỮ VIỆT

Khi các bạn quyết định đến với thư pháp thì một lần nữa xin các bạn khẳng định lại, mình có thật sự yêu thích, đam mê và đủ kiên nhẫn hay chưa. Vì đối với bộ môn này thì không phải một sớm một chiều mà có thể thành công. Có người phải mất cả một đời để vẫn còn học hỏi , để lần mò ra nhịp đập và hơi thở của từng con chữ…
Trước tiên các bạn hãy chọn cho mình một cây cọ thật đắt ý. Không nhất thiết phải là một cây cọ đắt tiền, vì mỗi loại cọ đều có những đường nét đặc trưng riêng của nó, quan trọng là bạn có điều khiển để phát huy được tinh hoa của cây cọ mình đang sử dụng hay không? Tốt nhất nên chọn các loại cọ tàu có ngòi được làm bằng lông thú, lông càng dài thì càng khó viết, nhưng lại mau thành công thưa các bạn.

Sau đó chọn một bình mực tàu, khi bắt đầu tập viết bạn không cần phải sử dụng mực đậm đặc, có thể pha loãng ra với nước cho tiết kiệm. Rồi dùng một cái chén hay bất cứ thứ gì có thể đựng mực được. Tìm giấy báo hay giấy gì có độ thấm hút cao cũng được, miễn sao tiết kiệm được phần nào chi phí hao tổn là tốt.

Cách cầm bút: cách viết của người Trung Quốc khi viết họ không chạm tay vào giấy hoặc mặt bàn (kiểu gân), nhưng đối với chữ Việt chúng ta lại quen với cách viết chạm tay vào giấy (kiểu nhục). Vậy bạn cứ chọn cho mình một cách viết thật thoải mái nhưng bàn tay ít chạm vào mặt giấy bao nhiêu, giảm độ ma sát bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Điều khiển cọ ở tư thế thẳng đứng so với mặt giấy, giữ cọ bằng đầu ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) chọn tư thế ngồi thoải mái, giữ cho đầu thẳng lưng thẳng để tránh những tác hại cho xương về sau, khi ngồi viết hàng giờ.

Và bây giờ các bạn cần hiểu công việc của mình sắp làm, đó là tập luyện cho đến khi bạn có thể điều khiển được cây cọ mình đang sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Những bước đầu tiên thường rất quan trọng. Hãy tạo cho mình có những thói quen và một nết viết ổn định như một phản xạ tự nhiên có thể tự cân bằng bằng tiềm thức.

Đối với thư pháp Trung Hoa, trên giấy thường thì họ có những đường kẻ sọc để người viết định vị được hàng chữ, nhưng với chúng ta thì không. Vậy các bạn hãy chỉnh tờ giấy của mình sao cho mép giấy song song với mép bàn và dùng cọ viết những đường ngang sao cho thật ngay. Nếu tạo được cho mình thói quen này, thì bạn sẽ không phải khổ sở vì những nét ngang của mình sao nó không ngang và hàng chữ của mình cứ thi nhau leo núi vượt đèo.

Các bạn cứ tập những đường ngang sao cho thật mảnh và nhuần nhuyễn rồi tiếp tục tập những đường kéo dọc xuống. Đừng nóng vội cứ từ từ xây dựng cho mình một nền móng vững chắc nhé !

Nếu cảm thấy hơi ổn rồi thì các bạn bắt đầu vào một nét căn bản. Gồm có khởi bút, hành bút và thu bút ( tức khi bắt đầu nét bút thì bạn nhấn xuống, rồi kéo một đường ngang và dừng lại, sau đó nhấc bút lên ) tuy công việc đơn giản như vậy cũng không đơn giản chút nào, cứ từ từ tập cho đến khi nào đạt. Và cũng như vậy bạn tâp nét sổ dọc.

Độ dày và mỏng, đậm hay nhạt tùy thuộc vào việc nhấn mạnh hay nhấc lên của tay mình, cũng như tốc độ viết khi nhanh khi chậm. Chỉ cần tập nhiều thì bạn sẽ có kinh nghiệm, để điều chỉnh dung lượng mực sao cho vừa đủ không nhiều quá cũng như không ít quá, để tạo ra những đường sướt (phi bạch) những nét đặc trưng của thư pháp.

Khi nhuần nhuyễn được nét ngang và dọc thì bắt đầu tập thêm những nét vạch, nét phẩy: nhấn cọ xuống mặt giấy sau đó kéo ngang tự do, và nếu được các bạn cứ tập nét này theo nhiều hướng khác nhau đến khi nhuần nhuyễn để phục vụ cho công việc sáng tạo của các bạn sau này.

Đặc điểm của chữ Việt là có rất nhiều nét cong hầu như có ở mỗi chữ, cho nên rất quan trọng để thực hành và tìm tòi sáng tạo trong những nét này.

Sau khi hoàn tất công việc trên, tức bạn đã có thể điều khiển được cây cọ của mình theo ý muốn. Bạn có thể bắt đầu ráp nối những đường nét của mình trở thành những con chữ có ý nghĩa. Ban đầu có thể sẽ rất vụng về nhưng không sao cả. Nhưng nên nhớ, muốn thành công thì phải tự tìm tòi và sáng tạo cho mình một phong cách , một nét chữ riêng biệt.

Khi viết cần tập trung tư tưởng đừng để bị chi phối bởi những tạp niệm chung quanh. Và hãy viết bằng chân tâm của chính mình. Khi đã hoàn thiện được những chữ cái căn bản thì hãy bắt đầu tập viết những chữ đơn tự đơn giản, rồi hai chữ, rồi một câu thơ…. Phần khó nhất là bạn phải tập sắp xếp bố cục cho hay, cho bắt mắt và hoàn chỉnh. Điều này phụ thuộc năng khiếu và khà năng quan sát học hỏi của bạn.

Nguồn : vandan.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét